Cách lấy data khách hàng miễn phí, data khách hàng tiềm năng
Công nghệ | by
Lấy data khách hàng nhằm tiếp cận họ và quảng bá sản phẩm công ty một cách hiệu quả. Tìm hiểu những cách lấy data khách hàng phổ biến nhất hiện nay tại đây.
Dữ liệu khách hàng là một yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp
Hiện nay công nghệ khá phát triển mọi người đều đang sống và hội nhập toàn cầu vì thế mọi thông tin về một người có thể dễ dàng tra cứu thông qua nền tảng trực tuyến mà người đó tham gia. Những cơ sở kinh doanh cũng tận dụng cơ hội này tìm kiếm thông tin khách hàng nhằm tiếp cận và giới thiệu sản phẩm của công ty. Liệu mọi người đã biết cách lấy data khách hàng chưa?. Hãy cùng tech24 khám phá vấn đề thú vị này nhé!
Data khách hàng là gì?
Thu thập và phân tích thông tin của khách hàng để xây dựng chiến lược kinh doanh
Data là một danh từ trong tiếng Anh, nó là tập hợp những thông tin bao gồm chữ, số, hình ảnh, biểu đồ,... Những thông tin này có thể được thu thập, lưu trữ và xử lý để tạo ra dữ liệu hữu ích, giúp cho người sử dụng đưa ra quyết định kịp thời và chính xác.
Từ ngữ này thường xuất hiện trong các báo cáo bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, giá cổ phiếu, cũng như trong nghiên cứu xã hội về tỷ lệ phạm pháp, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ người biết chữ,...
Tương tự như vậy thông tin của khách hàng là tập hợp những nội dung liên quan khách hàng mà một doanh nghiệp sở hữu, trong quá trình tương tác với họ từ khảo sát, lịch sử mua hàng, phản hồi dịch vụ, khảo sát trực tuyến. Trong đó gồm các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, số điện thoại và email của những vị khách. Hiện nay đang có không ít cách lấy data khách hàng được nhiều người quan tâm và thực hiện.
Những cách lấy data khách hàng hiệu quả?
Có rất nhiều cách để lấy thông tin khách hàng nhưng liệu mọi người đã biết chưa?. Hãy để tech24 tổng hợp những cách này nhé.
Cách lấy data khách hàng trong sự kiện, hội thảo
Tận dụng thời điểm check in khách hàng trong sự kiện để thu thập thông tin
Có nhiều cách để lấy data khách hàng sự kiện. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
- Sử dụng phiếu khảo sát: Chuẩn bị phiếu khảo sát đơn giản để khách hàng điền thông tin cá nhân như tên, số điện thoại, địa chỉ email và các câu hỏi liên quan đến sự kiện hoặc sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Sử dụng cổng thông tin: Thiết lập một cổng thông tin trực tuyến hoặc ứng dụng di động để khách hàng đăng ký thông tin cá nhân của họ. Điều này có thể bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ email và các thông tin khác mà bạn muốn thu thập.
- Sử dụng quảng cáo: quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến hoặc quảng cáo truyền thông để thu hút khách hàng chú ý đến sự kiện, sau đó họ sẽ điền vào đơn đăng ký tham gia. Trong đơn cần yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân.
- Ban hành ưu đãi: Thông báo đến những người tham gia sự kiện sẽ có ưu đãi vào cuối chương trình hoặc bút thăm trúng thưởng. Để thu thập phiếu khách hàng, phiếu này sẽ yêu cầu khách hàng đăng ký thông tin cá nhân của họ để nhận được thông tin và ưu đãi đặc biệt.
Cách lấy data khách hàng hiệu quả là tìm mua
Mua data để có được dữ liệu khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ
Hiện nay đang có nhiều công ty và dịch vụ chuyên cung cấp data khách hàng. Mọi người có thể tìm kiếm và liên hệ với các nhà cung cấp uy tín để mua. Giao dịch đặc biệt này còn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của từng đơn vị mà giá cả và lượng dữ liệu sẽ khác nhau.
Tận dụng các mối quan hệ là cách lấy data khách hàng
Đối tác kinh doanh khác lĩnh vực là những người có thể cho ta thông tin về khách hàng
Mọi người có thể hợp tác với các đối tác hoặc nhà cung cấp dịch vụ có sẵn data khách hàng. Việc chia sẻ thông tin này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:
- Mối quan hệ thân thiết giữa họ hàng hay bạn bè, cung cấp thông tin khách hàng cho nhau vì tình cảm hoặc có sự trao đổi thương mại qua lại.
- Nếu là đối tác mà cung cấp dữ liệu khách hàng cho nhau thì thường là những người kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau, không có quan hệ cạnh tranh.
Cách lấy data khách hàng qua Facebook
Quảng cáo sản phẩm kinh doanh trên trang cá nhân nhằm thu hút khách hàng
- Tham gia tương tác trên mạng xã hội: mọi người nên tham gia vào các nhóm, trang, cộng đồng trên Facebook thường có những bài đăng liên quan đến ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh của bạn. Hãy tương tác tích cực với nhiều người dùng bằng cách trả lời bình luận, chia sẻ kiến thức và tạo mối quan hệ tích cực. Những nhóm này thường sẽ đăng tải những bài viết thể hiện nhu cầu cần tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Lúc đó là cơ hội thuận lợi để mọi người thu thập thông tin của khách hàng có nhu cầu mua sắm.
- Đăng tải quảng cáo: Sử dụng các công cụ quảng cáo trên mạng xã hội để thu hút khách hàng. Ví dụ, bạn có thể tạo nên quảng cáo hấp dẫn hoặc chương trình khuyến mãi hấp dẫn, có sự đầu tư và sức hấp dẫn để khách hàng chú ý. Sau đó họ sẽ cung cấp thông tin để được nhận ưu đãi.
- Truyền cảm hứng: Nhiều người chọn cách xây dựng cho mình một trang cá nhân chuyên nghiệp và thú vị. Nhằm thu hút sự quan tâm của người dùng mạng. Bạn có thể chia sẻ kiến thức, tin tức hay các bài viết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Khi khách hàng quan tâm và tương tác với nội dung của đó, bạn có thể yêu cầu họ cung cấp thông tin để hướng dẫn chi tiết. Đặc biệt khi bạn đã xây dựng được cho mình hình ảnh chuyên nghiệp thì bạn không cần phải yêu cầu mà khách hàng sẽ tự nguyện để lại thông tin mong được bạn tư vấn.
Cách lấy data khách hàng trên Shopee, Tik Tok shop
Shopee là một nền tảng thương mại điện tử trực tuyến được thành lập vào năm 2015 tại Singapore. Còn Tik Tok Shop là một gian hàng tích hợp trên nền tảng Tik Tok. Khi người dùng xem video, sẽ xuất hiện trực tiếp liên kết mua hàng trên ứng dụng này. Các sản phẩm của người bán được giới thiệu thông qua video, livestream.
Cả hai nền tảng này tạo nên môi trường thương mại điện tử giữa người mua và người bán, giúp kết nối và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trực tuyến trở nên dễ dàng hơn
- Sử dụng các công cụ trực tuyến: Có nhiều công cụ trực tuyến giúp bạn thu thập thông tin khách hàng từ Shopee. Một số công cụ phổ biến bao gồm FPlus, FPlusScheduler, ZaloPlus và Shopee Plus. Bên cạnh đó, có thể truy cập vào trang quản lý khách hàng trên TikTok để xem thông tin về khách hàng, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và lịch sử mua hàng.
- Xây dựng thương hiệu: Tạo logo và hình ảnh độc đáo cho cửa hàng của bạn trên shopee để gia tăng độ nhận diện và tạo dấu ấn riêng nhằm thu hút nhiều người tiêu dùng. Khách hàng sẽ theo dõi và mua hàng của shop bạn ngày càng nhiều. Từ đó bạn có thể nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng khi họ đặt hàng và để lại đánh giá dưới trang cá nhân của bạn.
- Nâng cao chất lượng hàng bán: hãy bán hàng chất lượng và đặt toàn bộ tâm trí vào việc kinh doanh để đảm bảo hàng hóa giao đến khách hàng luôn trọn vẹn. Khi đó nhiều người sẽ để lại đánh giá tốt về cửa hàng của bạn và ghi lại thông tin, nhằm mong muốn được tư vấn sản phẩm. Từ đó nhà bán hàng có thể thu thập và lưu trữ data khách hàng để hỗ trợ việc kinh doanh.
Cách lấy data khách hàng miễn phí bằng phần mềm
Phần mềm Mobile CRM một giải pháp hiệu quả để làm việc với dữ liệu khách hàng
Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ ngày nay, nhiều phần mềm thu thập data lần lượt ra đời và có nhiều tính năng vô cùng hữu ích, hiện đại. Dưới đây là một số phần mềm khá phổ biến hiện nay
- MailChimp: Đây được biết đến là một phần mềm cung cấp giải pháp thu thập thông tin khách hàng cho cá nhân và doanh nghiệp. Phần mềm này được thiết kế để lấy dữ liệu của khách hàng chi tiết và cụ thể tùy vào từng trường hợp. Nền tảng này sẽ là giúp doanh nghiệp có được danh sách cùng những thông tin người dùng khi họ đăng ký trên website. Lúc đó MailChimp sẽ tự động quét, thu thập và phân loại dữ liệu để gửi trả về cho doanh nghiệp.
- IscanPro: Đây là một phần mềm quét email và số điện thoại miễn phí được phát triển bởi người Việt Nam. Phần mềm này thu thập email và số điện thoại khách hàng từ các trang web, diễn đàn, trang tin tức hoặc từ các nguồn dữ liệu khác một cách chính xác và tiện lợi.
- Mobile CRM: là một ứng dụng cài đặt trên điện thoại di động, nó được phát triển bởi các nhà cung cấp phần mềm CRM (Customer Relationship Management) - một phần mềm hỗ trợ cho công việc chăm sóc khách hàng. Với ứng dụng này, mọi người có thể cập nhật, tra cứu và quản lý thông tin khách hàng. Bên cạnh đó những người kinh doanh dịch vụ hay đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc khách hàng có thể dễ dàng tương tác và phục vụ người tiêu dùng từ xa, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Vì mọi thông tin đều đã được phần mềm tổng hợp lại có hệ thống, dễ dàng sử dụng.
- vChat: là một phần mềm live chat (chat trực tuyến) được sử dụng để tương tác và hỗ trợ khách hàng trên trang web. Nó sẽ tạo khung chat trên trang web để khách hàng có thể liên hệ và nhận hỗ trợ. Phần mềm này sẽ tích hợp các thông tin khách hàng như số điện thoại và email để tương tác và hỗ trợ họ một cách tốt nhất.
Làm sao để biết cách lấy data khách hàng tiềm năng?
Cần chọn lọc để tìm được những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
Khi thực hiện việc lấy thông tin khách hàng mọi người nên biết những vấn đề quan trọng để tránh làm việc không hiệu quả, dữ liệu thu thập được thì vô số những chẳng sử dụng được là bao. Dưới đây là một số cách phân loại và thu thập thông tin sao cho đúng cách.
- Lựa chọn khách hàng tiềm năng: Phân loại khách hàng dựa trên những đặc điểm cho thấy họ có khả năng cao sẽ quan tâm và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình trong tương lai. Các yếu tố cần quan tâm như thông tin cá nhân, nghề nghiệp, tuổi tác, lịch sử mua sắm, hành vi tiêu dùng đều là những thông tin thiết yếu cần thu thập.
- Phân khúc thị trường: Phương pháp này phân loại khách hàng dựa trên các đặc điểm chung của họ và sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Có thể phân loại khách hàng theo các đặc điểm như thu nhập, độ tuổi, vị trí địa lý, sở thích, tình trạng hôn nhân, và nhiều yếu tố khác.
- Phân loại khách hàng theo hành vi: quan sát hành vi của họ trên trang web hoặc các kênh tương tác khác. Bằng cách thiết lập các tiêu chí phân loại như số lần truy cập của khách hàng, sản phẩm quan tâm, thương hiệu thường dùng, bạn có thể xác định được những thói quen làm cơ sở để hình thành hành vi mua hàng của họ.
Mục đích vủa việc lấy data khách hàng
Nắm được thông tin về khách hàng để tư vấn dịch vụ hiệu quả hơn
Hiện có nhiều cách lấy thông tin khách hàng nhưng liệu các doanh nghiệp làm điều này để làm gì?. Dưới đây là một số mục đích liên quan đến công việc này:
- Hiểu rõ tâm lý: việc thu thập thông tin người tiêu dùng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về họ, bao gồm thông tin cá nhân, hành vi mua sắm, sở thích, và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng phân khúc thị trường, tăng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp vừa người dùng. Đồng thời góp phần tạo niềm tin với khách hàng.
- Tạo chiến lược kinh doanh: dữ liệu thu thập được cung cấp thông tin quan trọng để đơn vị xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Nó giúp doanh nghiệp nhận biết đối tượng khách hàng, để tiến hành phân tích xu hướng và dự đoán nhu cầu tiêu dùng. Từ đó tạo ra các chiến lược phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng thân thiết đồng thời thu hút khách hàng mới.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: việc thu thập này cho phép doanh nghiệp tăng cường trải nghiệm cho khách hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ cung cấp dịch vụ tốt hơn và tăng cường độ hài lòng của khách hàng, khi họ sử dụng các sản phẩm bên công ty mình.
- Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo và marketing: Data sẽ cung cấp thông tin về hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và marketing. Doanh nghiệp có thể sử dụng nó để đo lường, phân tích và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị, từ đó tăng cường hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm chi phí quảng cáo.
- Xây dựng mối quan hệ lâu dài: việc cập nhật dữ liệu khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ. Việc theo dõi nhu cầu khách hàng giúp doanh nghiệp kịp thời tạo ra các chương trình khuyến mãi, chính sách ưu đãi và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn. Từ đó gia tăng niềm tin và chiếm được sự ưu tiên của khách hàng so với những thương hiệu trong ngành.
Những nghề nào cần lấy data khách hàng?
Ngành bán lẻ chiếm ưu thế trên thị trường hiện nay nên khách hàng cần được quan tâm
Trước khi tìm hiểu đến những cách lấy data khách hàng mọi người nên biết những ngành nghề nào cần lấy dữ liệu của khách hàng. Dưới đây là một số ngành cần thực hiện việc này:
- Ngành bán lẻ: việc thu thập thông tin người tiêu dùng trong ngành này là rất quan trọng. Người làm bán lẻ cần lấy thông tin người tiêu dùng, để hiểu rõ hành vi mua hàng, sở thích và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp xây dựng nên các chiến lược bán hàng và marketing phù hợp, tăng cường trải nghiệm khách hàng với các sản phẩm của đơn vị.
- Ngành dịch vụ: Các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, spa, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần lấy dữ liệu khách hàng để tùy chỉnh và cung cấp dịch vụ phù hợp với từng người, từng thời điểm. Sở dĩ khách hàng sử dụng những dịch vụ này đều là những người khá giả, sẵn sàng chi tiền, nhưng doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được yêu cầu mà họ đặt ra.
- Ngành tài chính và bảo hiểm: Các công ty tài chính và bảo hiểm cần lấy data để phân tích và đánh giá rủi ro. Qua đó sẽ xây dựng nên các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu tài chính và bảo hiểm của khách hàng. Bên cạnh đó dữ liệu thu thập sẽ làm cơ sở cho bộ phận chiến lược hình thành ý tưởng và phát triển kế hoạch tiếp thị.
- Ngành công nghệ thông tin: công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cần lấy data khách hàng để phân tích và hiểu rõ về nhu cầu hiện tại của khách hàng. Từ đó sẽ từng bước lên kế hoạch phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công nghệ phù hợp.
- Ngành du lịch và vận chuyển: Các doanh nghiệp trong ngành du lịch và vận chuyển cần lấy thông tin khách hàng để tìm hiểu về lịch sử du lịch, sở thích và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp tạo ra các gói dịch vụ du lịch và vận chuyển phù hợp với từng khách hàng để tăng cường độ nhận diện và chiếm được sự ưu tiên của khách hàng.
Những thông tin trong bài viết này là những vấn đề liên quan chặt chẽ đến cách lấy data khách hàng. Bất kể cá nhân hay tổ chức nào muốn tiếp cận khách hàng bằng mục đích tốt hay xấu hãy luôn nhớ rằng ai cũng có quyền riêng tư. Hãy đảm bảo việc mọi người làm nằm trong khuôn khổ đạo đức và không vi phạm quy định của pháp luật nhé. Hy vọng rằng tech24 đã cung cấp cho mọi người những nội dung có giá trị và thật hữu ích.