Kênh kết nối

Cách pha chế cà phê Espresso thơm ngon dễ làm

Khám phá | by Hoàng Ngọc Hùng

Cafe Espresso bắt nguồn từ Ý và dần trở thành thức uống quen thuộc. Tìm hiểu cách pha chế cà phê Espresso từ những nguyên liệu sẵn có và công thức chuẩn vị.

Cafe Espresso mấy năm trở lại đây đã bắt đầu phổ biến và dần trở nên quen thuộc với những người thích thưởng thức cà phê pha máy. Từ những năm 1930 tại nước Ý, Espresso đã trở thành thức uống thịnh hành tại đất nước này; cho đến nay loại cà phê này vẫn rất được ưa chuộng và trở thành thức uống cho những người có “Gu”.

Trong bài viết dưới đây tech24 sẽ bật mí cách pha cà phê Espresso và những biến thể khác nhau của thức uống này.

Cà phê Espresso là gì? Nguồn gốc cafe Espresso

cafe espresso 1 jpg

Cà phê Espresso

Cà phê Espresso bắt nguồn từ cách thức để tạo ra loại cà phê này và đặt theo từ “Esprimere” nghĩa là “được ép ra” trong tiếng Ý. Khác với cách pha cà phê Phin, Espresso được tạo ra bằng máy pha cà phê chuyên dụng, nên cà phê Espresso còn được gọi là cà phê máy.

Loại cà phê này được chế biến từ cà phê rang mộc, sử dụng máy pha cà phê chuyên dụng gọi là Epresso Machine, cà phê được ép bằng áp suất lớn với lượng nước nhỏ, sau 30s tạo ra được thành phẩm cà phê đậm đặc, sánh quyện.

Đặc trưng của tách cà phê Espresso:

  • Lớp kem Crema: có màu nâu vàng óng năm bên trên bể mặt cà phê, Crema được hình thành từ bọt khí CO2 kết hợp với các loại dầu hòa tan có trong bột cà phê đã được nghiền mịn. Màu sắc của lớp Crema sẽ phụ thuộc vào loại hạt cà phê dùng để pha chế, sẽ là màu nâu sẫm nếu sử dụng hạt Robusta và màu nâu ngả vàng nếu sử dụng hạt Arabica để pha Espresso.
  • Liquid: phần chất lỏng sánh quyện nằm bên dưới lớp kem Crema, chứa đựng hương vị nguyên bản, cô đọng từ hạt cà phê.

Một tách cà phê Espresso đúng điệu sẽ có vị đắng và hậu vị chua, hương vị bùng nổ mạnh mẽ nên thức uống này không phải ai cũng chinh phục được.

Cách pha cà phê Espresso ngon

Để có được ly cà phê Espresso thơm ngon chuẩn vị cà phê Ý, các bạn có thể tham khảo nguyên tắc, liều lượng và cách pha chi tiết sau đây mà tech24 cung cấp.

Nguyên tắc pha cafe Espresso

cafe espresso 2 jpg

Nguyễn tắc pha cà phê Espresso

Để tạo ra một tách cà phê Espresso ngon không phải là điều dễ dàng, người pha chế cần tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị và tuân thủ những nguyên tắc pha chế để tối ưu hóa được hương vị của hạt cà phê. Cô đọng tinh túy của hạt cà phê trong từng giọt Espresso.

  • Trộn Espresso (Miscela): công đoạn này sẽ giúp tạo ra hương vị Epresso đặc trưng, kết hợp nhiều loại hạt để tạo ra những công thức hương vị riêng. Đa số hạt cà phê được trộn đến từ Mexico, Brazil, Peru hay Panama.
  • Rang Espresso (Mano): quá trình rang hạt cà phê không nên để nhiệt độ quá lớn ảnh hưởng đến hương thơm và mùi vị của hạt cà phê, nên rang ở mức nhiệt phù hợp để khai thác tối đa vị đắng và chua của hạt cà phê.
  • Xay Espresso (Macinazione): thời gian xay hạt cà phê cần thực hiện nhanh chóng để rút ngắn thời gian cà phê tiếp xúc với không khí, thời gian xay nên diễn ra trong khoảng từ 23-28s. Máy xay nên dùng là dòng máy Burr để tiến hành xay cà phê Espresso.
  • Pha Espresso (Machina): thực hiện các thao tác theo thứ tự các bước trên máy để có được tách cà phê Espresso đúng chuẩn. Đầu tiên, bạn cho cà phê vào bộ lọc porta sau đó nén cà phê với lực vừa phải. Tiếp đó, bạn gắn bộ lọc porta lên đầu máy và tiến hành xả nước nóng, đặt tách bên dưới vòi của bộ lọc để hứng Espresso chảy xuống.

Liều lượng và tỷ lệ khi pha cà phê Espresso

cafe espresso 3 jpg

Liều lượng và tỳ lệ pha Espresso

Khi pha cà phê Espresso cần lưu ý 3 liều lượng và tỷ lệ cơ bản: 1 basket: 7g cà phê, 2 basket: 16-18g cà phê, 3 basket: 21g cà phê.

Dưới đây là 3 tiêu chuẩn cho tách cà phê Espresso ngon, đậm đà:

  • Short shot (Risttretto) được pha với tỷ lệ cà phê : nước là 1:1 hoặc 1:1,5. Risttretto được pha với ít nước hơn, hương vị đậm đặc hơn và mang lại cảm giác vị cà phê sẽ ngọt hơn 1 chút.
  • Regular shot (Normale) với tỷ lệ pha chế là 1 cà phê : 2 nước hoặc 1 cà phê : 3 nước. Đây là tỷ lệ pha Espresso an toàn và phổ thông nhất.
  • Long shot (Lungo) được pha với tỷ lệ nước : cà phê là 1:3 hoặc 1:4, một shot lungo không đậm như Espresso thông thường và có hậu vị đắng rõ rệt ở cuối shot do nước chảy qua cà phê trong 1 thời gian dài hơn.

Cách pha cà phê Espresso đơn giản

Nguyên liệu

cafe espresso 4 jpg

Nguyên liệu pha cà phê Espresso

  • Hạt cà phê: Nên sử dụng hạt cà phê nguyên chất, không có chứa các chất bảo quản, bị ẩm mốc; điều này sẽ ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của cà phê Epresso. Hạt cà phê dùng để pha Espresso thường sẽ là Arabica và Robusta.
  • Mức độ rang hạt cà phê: cần đảm bảo rang cà phê đến độ tiêu chuẩn, nếu hạt cà phê rang xong màu nhạt sẽ cho ra Espresso bị chua hoặc hạt rang có màu quá sẫm sẽ khiến cà phê có vị khét, hương thơm không còn nguyên bản.

Định lượng

  • Cà phê: 7-8 gram
  • Nhiệt độ nước máy pha: ~ 90 độ C
  • Nhiệt độ tách đựng cà phê: ~ 67 độc C
  • Thời gian pha cà phê máy: 25-30 giây
  • Độ nhớt ở 45 độ C: 1.5 mPa s
  • Dung tích cà phê sau khi pha: 25-28 ml.

Khi pha Espresso cần đảm bảo đúng tỷ lệ nước, bột cà phê và thời gian pha chế để cho ra được tách cà phê Espresso ngon, đậm đà, chuẩn vị

Các bước pha Espresso

Để cho ra được một tách cà phê Espresso thơm thơm, sánh mịn và hương vị được cô đọng; cùng tham khảo những bước dưới đây:

  • Bước 1
    • Tiến hành tháo Porta ra khỏi máy pha cà phê (dụng cụ pha chế gắn liền với thân máy cà phê). Porta có công dụng chứa bột cà phê trước và trong quá trình pha Espresso. Một máy pha cà phê có thể có nhiều Porta khác nhau.
    • Tiến hành làm sạch máy pha cà phê bằng cách nhấn nút xả nước của máy, tránh những cặn bẩn còn lưu lại từ lần pha trước đó.

cafe espresso 5 jpg

Tháo rời Porta ra khỏi máy

  • Bước 2
    • Cho lượng bộn cà phê xay theo tỷ lệ đã chuẩn bị trước vào bộ lọc cà phê, san phẳng bề mặt cà phê để đảm bảo quá trình ép tinh chất cà phê được dễ dàng.
    • Dùng tamper để nén cà phê, lưu ý lực nén vừa phải, không quá chặt để đảm bảo chất lượng Espresso; sau đó, xoay tròn tamper và nhấc ra ngoài, giúp cà phê có độ chặt tương đối.

cafe espresso 6 jpg

Nén cà phê trong Porta

  • Bước 3
    • Đặt Porta lên lại đúng vị trí trên máy pha cà phê, đặt tách cà phê để hứng Espresso và cuối cùng là nhấn nút cho máy khởi động. Sau khi Espresso chảy ra hết, ấn nút dừng khởi động máy để kết thúc quá trình pha cà phê.

cafe espresso 7 jpg

Cà phê Espresso chảy ra từ máy

Xem thêm: Cách làm cafe muối thơm ngon từ công thức gia truyền

Lưu ý khi pha cafe Espresso

Để có thể pha chế được tách cà phê Espresso ngon, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Để đảm bảo cho tách cà phê espresso chuẩn bị, bạn cần đảm bảo ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, nên sử dụng hạt cà phê tươi rang say, không chứa chất bảo quản hay những hạt cà phê đã cũ, không còn đảm bảo được hương vị thuần túy nguyên bản.
  • Bạn nên pha Espresso theo đúng tỷ lệ giữa cà phê với nước để tạp ra đúng hương vị Espresso bạn mong muốn.
  • Ép bột cà phê đều, có độ chặt nhất định: sau khi cho bột cà phê vào phin Espresso, sử dụng tamper và tiến hành ép với lực vừa đủ khoảng 15-20kg để đảm bảo giữa lớp bột cà phê không chứa quá nhiều không khí trong quá trình pha. Trước khi pha Espresso, kiểm tra lực nén của máy ở mức 9 bars để cà phê được ép đúng cách.
  • Nên canh thời gian chuẩn xác từ khoảng 15-30s là thích hợp nhất để cho ra tách Espresso ngon.

cafe espresso 8 jpg

Những lưu ý khi pha cà phê Espresso

Các biến thể từ cafe Espresso truyền thống

Espresso là cách uống truyền thống phổ biến nhất của dòng cà phê này, theo thời gian người ta đã biến đổi ly cà phê Espresso truyền thống thành những thức uống khác nhau, độc đáo và không kém phần lôi cuốn. Dưới đây là một số biến thể từ cà phê Epresso truyền thống.

Doppio

Doppio là cà phê Espresso kép, tên gọi bắt nguồn từ tiếng Ý nghĩa là “nhân đôi”. Bằng cách sử dụng 14-18g bột cà phê tương đương với 2 tách Espresso truyền thống. Cách pha Doppio giống với Espresso thông thường, tuy nhiên sẽ nhân đôi lượng nước và cà phê để pha chế. Từ đó tạo ra thức uống có độ đậm đặc và hương vị mạnh mẽ hơn so với Espresso truyền thống.

cafe espresso 9 jpg

Cà phê Doppio

Risttretto

Risttretto được pha chế bằng cách giảm bớt lượng nước so với công thức pha Espresso truyền thống, tên gọi cũng bắt nguồn từ tiếng Ý nghĩa là “hạn chế”. Bằng cách pha với ít nước hơn sẽ cho ra tách Risttretto đậm vị hơn và hậu ngọt hơn tách Espresso truyền thống.

Lungo

Với biến thể này, thay vì giảm lượng nước đi thì ta sẽ tăng thêm lượng nước và kéo dài thời gian pha cà phê. Điều này sẽ tạo ra tách cà phê uống được được nhiều hơn và sẽ có hương vị nhẹ nhàng, dễ uống hơn so với Espresso truyền thống.

cafe espresso 10 jpg

Cà phê Lungo

Americano

Americano được pha chế bằng cách cho thêm nước vào Espresso, thông thường ta sẽ cần cho thêm 30-60 ml nước để có được tách Americano.

Với phong cách uống cà phê take away ngày càng phổ biến thì ly Americano có thể tiện mang đi mà thực khách vẫn có thể thưởng thức Epresso với nhiều nước hơn.

cafe espresso 11 jpg

Cà phê Americano

Flat white

Cà phê Flat white được biến tấu bằng các cho thêm một lượng sữa nhỏ vào Epresso, kết hợp giữa vị đắng đậm đà và một chút vị ngậy từ sữa sẽ mang đến tách Espresso kiểu mới độc đáo.

Cappuccino

Cappuccino là sự kết hợp giữa cà phê Espresso truyền thống với kem sữa đánh bông. Lớp kem sữa sẽ được tạo hình hòa quyện giữa màu nâu sẫm của Espresso và màu trắng của sữa. Hương vị đắng đậm đà kết hợp với vị béo ngậy của kem sữa sẽ tạo ra những trải nghiệm hoàn hảo.

cafe espresso 12 jpg

Cà phê Cappuccino

Video hướng dẫn cách pha cà phê Espresso

Bài viết của tech24.vn chia sẻ cách pha cafe Espresso từ nhiều nguyên liệu đơn giản, cùng liệu lượng cụ thể chuẩn theo công thức của cà phê Espresso của Ý đã kết thúc. Hy vọng với những thông tin bên trên mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc của cà phê Espresso và cách pha đơn giản nhất mà không cần qua trường lớp đào tạo phức tạp. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiếu cách pha chế cafe thơm ngon thì hãy nhấn theo dõi chuyên mục khám phá của chúng tôi để tìm hiểu các công thức pha chế mới nhất nhé.