Kênh kết nối

Chiết khấu là gì? Cách tính chiết khấu chuẩn xác nhất hiện nay

Khám phá | by Hoàng Ngọc Hùng

Chiết khấu là gì? Chiết khấu là chiến lược kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Chiến lược này ảnh hưởng như nào tới vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay đa phần các doanh nghiệp quy mô lớn nhỏ tại nước đa đều ra quyết định áp dụng chiết khấu trong kinh doanh. Vậy phương pháp kinh doanh này mang tới cho doanh nghiệp như thế nào? Nó có lợi ích gì đối với nhà cung cấp và người mua hàng? Cùng tecch24 khám phá và giải đáp thắc mắc chi tiết nhất ở trong bài viết này nhé.

Chiết khấu là gì?

chiet khau 1 jpg

Khái niệm chiết khấu là gì?

Chiết khấu là có thể gọi là một chiến lược marketing của nhiều doanh nghiệp hay cá nhân áp dụng để gia tăng doanh thu của mình. Chiến lược này thường được áp dụng để gia tăng doanh thu bán hàng, doanh số bằng cách giảm giá niêm yết của sản phẩm theo một mức tỷ lệ nhất định.

Hiện tại trong giới kinh doanh hiện nay đang xuất hiện nhiều hình thức chiết khấu như: Chiết khấu khi mua hàng, chiết khấu khi bán hàng và một số chương trình chiết khấu tri ân khách hàng trong những dịp quan trọng ví dụ sinh nhật, khách hàng thân thiết,... Điều này có thể mang tới sự thích thú cho cả người mua và người bán hàng trong kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp, cá nhân bán hàng việc chiết khấu phần trăm giá sản phẩm có thể khiến tâm lý của khách hàng khi mua tốt hơn. Tâm lý của khách hàng thường sẽ ưa chuộng những mặt hàng giảm giá để mua. Vậy nên chiết khấu là một cách kinh doanh được đánh giá phổ biến và hiệu quả hiện nay. Nhưng rủi ro thì chắc chắn vẫn có theo dõi phần dưới đây để biết cách phòng tránh nhé.

Các loại chiến lược chiết khấu sản phẩm hiện nay

chiet khau 2 jpg

Một vài chiến lược chiết khấu được được áp dụng nhiều trong kinh doanh

Như đã tìm hiểu ở phần trên thì chiết khấu là cách kinh doanh phù hợp với nhiều mô hình doanh nghiệp hiện nay. Nhưng cách kinh doanh này cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, dưới đây là một số hình thức chiết khấu phổ biến nhất:

  • Chiết khấu khuyến mãi sản phẩm: Đây được coi là hình thức hạ giá sản phẩm để thu hút sự chú ý và khuyến khích tâm lý mua sắm của khách hàng.
  • Chiết khấu khi thanh toán: Khi người mua thanh toán sớm hoặc đúng hẹn theo thỏa thuận, người bán sẽ đưa ra một tỷ lệ chiết khấu nhất định và phù hợp với cả người bán và người mua.
  • Chiết khấu số lượng: Đây là mức chiết khấu mà khách hàng nhận được khi mua với số lượng mà người bán đã đề ra. Điều này thường áp dụng cho các đơn đặt hàng có số lượng lớn để có thể giảm thiểu được tình trạng hàng tồn của các doanh nghiệp.
  • Chiết khấu thương mại: Đây là mức chiết khấu có thể kích thích tình trạng mua hàng số lượng lớn của khách hàng. Bởi vì chiết khấu thường sẽ trong khoảng từ 10 - 20% so với giá niêm yết của sản phẩm.
  • Chiết khấu thông dụng: Đây là chiết khấu dành riêng cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp với tỷ lệ 2 - 10%. Được áp dụng đối với những ngày lễ, tết, sinh nhật,... Hiện nay đây cũng là cách nhiều doanh nghiệp áp dụng để một phần mang tới sản phẩm chất lượng cho nhân viên với mức giá thấp. Một phần để có thể giảm tải lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Chiết khấu mang tới cho doanh nghiệp những lợi ích gì?

chiet khau 3 jpg

Khám phá một vài lợi ích chiết khấu mang lại cho doanh nghiệp

Như đã biết thì chiết khấu có thể thay đổi tình trạng mua hàng của khách hàng. Đối với tâm lý của người mua hàng tại Việt Nam thì đây chính là cơ hội hấp dẫn để họ có thể mua hàng với mức giá rẻ nhất. Vậy chiết khấu mang lợi ích như thế nào khi áp dụng vào kinh doanh? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của chiết khấu ở phần nội dung dưới đây nhé.

Doanh số bán hàng tăng nhanh chỉ trong thời gian ngắn

Chắc chắn chúng ta đều có thể thấy rõ việc thúc đẩy doanh số bán hàng của cá nhân, doanh nghiệp chỉ trong một thời gian ngắn khi áp dụng chiết khấu. Sự tăng chóng mặt của doanh số bán hàng bởi đối với những sản phẩm được chiết khấu khách hàng sẽ tận dụng thời cơ tốt để mua hàng với mức giá giảm sâu hơn.

Giải quyết tình trạng hàng tồn

Hàng tồn kho luôn là vấn đề cấp bách mà doanh nghiệp nào cũng sẽ gặp phải trong quá trình phát triển của mình. Để có thể giải quyết được tình trạng đó, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn áp dụng các chương trình chiết khấu để có thể đẩy nhanh vấn đề này. Thông thường chúng ta sẽ thấy tỷ lệ chiết khấu rơi vào khoảng 10 - 20% so với giá ban đầu.

Bên cạnh đó tùy thuộc vào mặt hàng, sẽ có tỷ lệ chiết khấu phù hợp nhất. Đây được đánh giá là chiến lược kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả để giải quyết tình trạng hàng tồn này.

Tạo sự tiếp cận của khách hàng đối với những sản phẩm mới

Ngoài ra khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh có thể giúp sản phẩm mới của doanh nghiệp tiếp cận đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất. Giúp người dùng tiếp cận được sản phẩm doanh nghiệp lựa chọn cung cấp sản phẩm mới với mức giá trải nghiệm phù hợp nhất.

Kích cầu khách hàng theo nhóm

Một lợi ích vô cùng quan trọng nữa mà chiết khấu có thể mang tới cho doanh nghiệp đó chính là việc tiếp cận khách hàng theo một nhóm cụ thể. Có thể hiểu rõ hơn là một nhóm khách hàng có cùng một điểm chung ví dụ cùng tháng sinh, cùng khu vực sinh sống,... Với mức chiết khấu khoảng 5 - 10%, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng mới của mình.

Tại sao không nên lạm dụng chiết khấu trong kinh doanh bán hàng

chiet khau 4 jpg

Những lý do doanh nghiệp không nên lạm dụng chiết khấu trong kinh doanh

Như đã tìm hiểu ở trên thì chiết khấu có rất nhiều lợi ích đối với cá nhân, doanh nghiệp nhưng trên thực tế khi lạm dụng chiến lược này có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới việc kinh doanh. Dưới đây là một vài lý do mà các mô hình kinh doanh không nên lạm dụng chương trình chiết khấu khi kinh doanh.

Gây mất niềm tiên đối với khách hàng

Niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh số bán hàng. Vậy nên khi quá lạm dụng chiến lược kinh doanh này có thể ảnh hưởng nặng nề tới giá thành của sản phẩm. Không chỉ vậy việc này còn có thể làm mất đi niềm tin mà khách hàng đã dành cho thương hiệu đó khi sử dụng sản phẩm. Đa phần khách hàng đều quan tâm tới sự linh hoạt của doanh nghiệp trong chính sách chiết khấu.

Khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán với chương trình khuyến mãi

Sự lạm dụng tỷ lệ chiết khấu quá nhiều lần của doanh nghiệp đôi khi có thể tạo cảm giác nhàm chán cho khách hàng khi chương trình giảm giá khuyến mãi này diễn ra trong thời gian dài. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất hứng thú từ phía khách hàng đối với những tỷ lệ chiết khấu của doanh nghiệp.

Đặc biệt nghiêm trọng, có những khách hàng sẽ thường xuyên quan tâm với phiên giảm giá mà cho tới khi quay trở lại mức giá bình thường thì họ không còn quan tâm tới nữa. Điều này có thể làm khách hàng không nhận ra được giá trị thực sự mà sản phẩm của doanh nghiệp mang tới khi đã giảm giá quá nhiều.

Có thể dẫn đến hậu quả ngược

Việc lạm dụng chiết khấu không chỉ mang tới cảm giác nhàm chán khó chịu cho khách hàng mà nó còn có thể ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Ảnh hưởng nặng nề tới lợi nhuận nếu nghiêm trọng còn có thể bị cắt giảm chi phí lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nếu mức tỷ lệ chiết khấu quá cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm của mình với mức giá chênh lệch rất lớn so với giá niêm yết thậm chí doanh nghiệp không có lợi nhuận khi bán được sản phẩm. Hậu quả của việc này không chỉ là giảm lợi nhuận mà còn là áp lực đặt ra cho khả năng quản lý và vận hành của doanh nghiệp.

Khám phá công thức tính chiết khấu chi tiết nhất

chiet khau 5 jpg

Bật mí công thức tính chiết khấu chuẩn xác nhất

Với những lợi ích như chúng tôi đã đề cập ở trên thì khách hàng và doanh nghiệp đều có thể đạt được nhu cầu của mình. Nhưng để có thể áp dụng chiết khấu phù hợp nhất trong cuộc sống các bạn cũng cần hiểu rõ về cách tính chiết khấu nhé.

  • Bước 1: Bước đầu tiên, các bạn cần xác định được tỷ lệ chiết khấu để có thể biết được lợi nhuận đạt được.
  • Bước 2: Tính toán số tiền giảm giá chiết khấu bằng cách nhân giá bán với tỷ lệ chiết khấu đã xác định ở bước đầu tiên.
  • Bước 3: Xác định phần trăm chiết khấu bằng cách trừ giá gốc đi số tiền giảm giá.

Hướng dẫn cách tính chiết khấu chuẩn xác

chiet khau 6 jpg

Các tính tỷ lệ chiết khấu chi tiết trong kinh doanh

Cách tính tỷ lệ chiết khấu không chỉ phản ánh mối liên kết với chi phí vốn mà còn liên quan đến sự điều chỉnh linh hoạt của chiết khấu. Quá trình này đòi hỏi sự chính xác trong tính toán và sự linh động trong quyết định. Đồng thời, tỷ lệ chiết khấu còn đối mặt với những thách thức từ các yếu tố rủi ro, biến động tiền tệ, và các yếu tố khác tại thị trường kinh tế.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chiết khấu, dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tính chiết khấu:

  • Bước 1: Bước đầu tiên, các bạn cần lấy giá niêm yết của sản phẩm trừ đi giá trị thực phải bỏ ra để mua sản phẩm đó.
  • Bước 2: Sau khi có giá trị ở bước tính toán đầu tiên, các bạn sẽ tiếp tục lấy giá trị đó chia cho giá niêm yết.
  • Bước 3: Cuối cùng sẽ lấy giá trị còn lại sau khi chia cho giá niêm yết nhân với 100 là sẽ ra được tỷ lệ phần trăm chiết khấu của sản phẩm đó.

Các yếu tố doanh nghiệp cần biết trước khi áp dụng chiết khấu

Cách áp dụng chiết khấu mà không làm suy giảm giá trị thực chất của sản phẩm có thể được thực hiện thông qua một số chiến lược sau đây:

  • Việc quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần để tâm đó chính là mức giá niêm yết của sản phẩm và mức giá sau khi đã giảm. Điều này tạo cảm giác hứng thú cho khách hàng khi mua được sản phẩm siêu giảm giá.
  • Hướng tới việc đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng thay vì tập trung vào tỷ lệ chiết khấu. Chọn lựa thời điểm chiết khấu một cách linh hoạt để tối ưu hóa ảnh hưởng tích cực lên quá trình quyết định mua sắm của khách hàng.
  • Kỹ thuật kết hợp chiết khấu với các chiến dịch quảng cáo marketing khác để đưa sản phẩm tiếp xúc gần hơn được với khách hàng và kích thích sự quan tâm từ phía đối tượng tiềm năng.

Kết luận

Chiết khấu luôn là vấn đề mà doanh nghiệp với khách hàng đề cập rất nhiều. Chiết khấu có thể giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm, giải quyết được việc tồn hàng. Còn đối với khách hàng chiết khấu sẽ giúp họ có được một mức giá thấp hơn rất nhiều so với giá gốc. Với những thông tin trọng bài viết này chúng tôi hy vọng các bạn sẽ có thể hiểu hơn về chiến lược kinh doanh này để áp dụng một cách hiệu quả nhất nhé.