Fresher là gì? Điểm khác biệt giữa Intern và Fresher là gì?
Công nghệ | by
Fresher là thuật ngữ được dùng phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, để nhắc đến những người vừa mới tốt nghiệp ngành này. Tìm hiểu Fresher là gì? tại đây.
Khi học ở trường sinh viên IT đã được trang bị lý thuyết về công nghệ thông tin, đi kèm với những bài tập lập trình. Nhưng thực tế khi tiếp xúc với các dự án ở doanh nghiệp, mọi người sẽ nhận thấy có nhiều điểm khác biệt và mới mẻ. Do đó những sinh viên mới ra trường sẽ khá bỡ ngỡ, cần học hỏi thêm nên thường được gọi là Fresher. Tìm hiểu Fresher là gì? trong bài viết này cùng tech24 nhé!
Fresher là gì?
Những nhân viên mới có niềm đam mê và nhiệt huyết trong công việc
Fresher là một thuật ngữ phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực phần mềm. Nó thường được sử dụng để chỉ người mới tốt nghiệp hoặc người mới gia nhập ngành công nghệ thông tin và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế. Họ thường là người mới tốt nghiệp từ các trường đại học hoặc các chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin. Tuy những fresher đã có kiến thức cơ bản về lập trình và phát triển phần mềm, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng kiến thức đó vào công việc.
Fresher thường là vị trí đầu vào cơ bản trong ngành công nghệ thông tin, và các công ty thường tuyển dụng họ để đào tạo và phát triển thành những nhân viên có kỹ năng chuyên môn. Các nhân viên còn non trẻ này, thường được đào tạo và được hướng dẫn bởi những nhân viên có kinh nghiệm hơn để phát triển kỹ năng và hiểu rõ hơn về quy trình làm việc trong công ty.
Fresher có giống Intern hay không?
Sự khác biệt giữa nhân viên thử việc và thực tập sinh
Hai khái niệm này có một vài nét tương đồng, khiến nhiều người nhầm lẫn. Hãy để tech24 chỉ ra những điểm khác biệt của chúng nhé
Đặc điểm |
Fresher |
Intern |
Khái niệm |
Là một thuật ngữ dùng để chỉ những người mới tốt nghiệp hoặc mới gia nhập ngành công nghệ thông tin và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế. |
Hay còn gọi thực tập sinh là một thuật ngữ dùng để chỉ những người đang tham gia vào một chương trình thực tập trong một công ty hoặc tổ chức. Thực tập sinh thường là sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp, và thực hiện công việc thực tế dưới sự hướng dẫn và giám sát của nhân viên có kinh nghiệm trong công ty. |
Trình độ chuyên môn |
-Những fresher có thể đã đi làm ở những công ty khác hoặc thực tập một khoảng thời gian, sau đó mới tìm tới công ty hiện tại. Họ được đào tạo để trở thành nhân viên chính thức. -Kinh nghiệm làm việc cũng đã có những điều cơ bản cần học tập để hiểu hơn về quy trình làm việc tại công ty mới |
-Là sinh viên còn đang học nhưng tham gia kỳ thực tập để hoàn thành báo cáo thực tập, đảm bảo điều kiện tốt nghiệp đại học -Là những người mới gia nhập vào ngành công nghệ thông tin, chỉ mới biết lý thuyết và những nghiệp vụ cơ bản |
Lương thưởng |
-Vì đang trong quá trình đào tạo chưa thành nhân viên chính thức nên mức lương có thể sẽ thấp hơn lương của nhân viên chính thức. -Tùy vào công ty mà có mức lương khác nhau, có thể dao động từ 8 - 10 triệu đồng/tháng |
-Sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc, những kiến thức đã học ở trường sẽ có những điểm khác biệt với thực tế. Do đó cần có người hướng dẫn nên thường tùy vào công ty mà sẽ có mức trợ cấp cho thực tập khác nhau. -Mức lương dành cho thực tập hiện nay có thể dao động từ 1 - 3 triệu đồng/tháng, hoặc có thể là thực tập không lương, lấy kinh nghiệm làm việc là chính |
Trách nhiệm công việc |
-Trách nhiệm tuân thủ quy định công ty và bộ phận làm việc là yếu tố quan trọng. -Đảm bảo làm việc nghiêm túc và hoàn thành công việc đúng thời hạn được giao như một nhân viên chính thức tại công ty |
-Khi thực tập thái độ học hỏi tích cực là điều quan trọng nhất. Do đó trách nhiệm công việc cũng vô cùng cần thiết và cần tuân thủ nghiêm chỉnh. -Thực tập sẽ được giao phụ trách những công việc cơ bản, không quá áp lực,chủ yếu là để thực tập sinh được học hỏi và hiểu hơn về công việc. |
Mục tiêu |
Họ thường tìm kiếm công việc ổn định và có thể phát triển sự nghiệp lâu dài. |
Mục tiêu chính của intern là học hỏi và tìm hiểu về công việc mà họ quan tâm. |
Thời gian làm việc |
Thường làm việc toàn thời gian và có thể được giao các dự án hoặc nhiệm vụ cụ thể. Họ thường có trách nhiệm và được đánh giá như một nhân viên chính thức. |
Thường tham gia vào chương trình thực tập trong một khoảng thời gian ngắn, thường là từ vài tháng đến một năm. Họ thường không có trách nhiệm lớn và thường được hướng dẫn và giám sát bởi nhân viên khác. |
Kỹ năng và tố chất cần có ở một Fresher là gì?
Nhân viên mới cần chăm chỉ học hỏi và tích lũy nhiều kinh nghiệm cho bản thân
- Kỹ năng làm việc nhóm: Lập trình không chỉ là công việc cá nhân, mà cần làm việc trong một nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm khả năng giao tiếp, lắng nghe và chia sẻ kiến thức, cùng với khả năng làm việc cộng tác để hoàn thành một dự án.
- Làm việc chăm chỉ: Lập trình viên đòi hỏi cần có sự tập trung và khả năng giải quyết các vấn đề một cách nghiêm chỉnh. Fresher cần có khả năng tự quản lý thời gian và sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình là trở thành nhân viên chính thức tại công ty.
- Kỹ năng và tư duy phân tích: nó bao gồm khả năng nắm bắt và hiểu các yêu cầu của dự án, phân tích vấn đề và tìm ra các giải pháp phù hợp.
- Khả năng học hỏi và tò mò: những nhân viên mới thử việc cần có khả năng học hỏi và tìm hiểu về các kiến thức mới, giao tiếp với đồng nghiệp, tìm hiểu về quy trình làm việc và nhiều thứ khác. Hãy xem công ty hiện tại như ngôi nhà thứ hai, nơi mà chúng ta sẽ gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển của nó.
- Tinh thần cống hiến và trách nhiệm: Fresher cần có tinh thần cống hiến và sẵn sàng đảm nhận các công việc được giao. Điều này bao gồm việc hoàn thành công việc một cách hiệu quả và đảm bảo chất lượng công việc. Không nên ở mãi trong vùng an toàn của bản thân, hãy tiếp nhận những dự án chưa từng làm, để thử sức và khám phá những kỹ năng tuyệt vời của bản thân.
- Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp là rất quan trọng trong công việc lập trình. Fresher cần có khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với đồng nghiệp và khách hàng.
Lợi ích khi tuyển dụng Fresher là gì?
Tuyển dụng những nhân viên mới và tươi trẻ khiến môi trường làm việc năng động hơn
Khi tuyển dụng Fresher sẽ mang đến một số phúc lợi bao gồm:
- Sự tươi mới và niềm đam mê: Fresher mang đến sự tươi mới vì họ thường có tinh thần nhiệt huyết và sẵn sàng học hỏi để phát triển nhanh chóng. Khi vừa tốt nghiệp họ mang trong lòng sức trẻ và niềm đam mê mãnh liệt muốn vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế.
- Tối ưu chi phí: Tuyển dụng Fresher có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vì mức lương của họ thường thấp hơn so với nhân viên có kinh nghiệm. Đồng thời, họ cũng có thể mang lại giá trị kinh tế trong việc thực hiện các dự án mới và đóng góp ý tưởng sáng tạo.
- Đào tạo và phát triển: Tuyển dụng Fresher thì các doanh nghiệp có cơ hội đào tạo và phát triển nhân viên theo hướng mà công ty mong muốn. Fresher có thể được hướng dẫn và đào tạo theo quy trình và tiêu chuẩn của công ty, từ đó phát triển kỹ năng và tích lũy thành quả lao động.
- Đội ngũ trẻ trung và đa dạng: Tuyển dụng nhân sự vừa tốt nghiệp giúp tạo ra một đội ngũ nhân viên trẻ trung và đa dạng. Fresher thường mang đến những ý tưởng mới, góc nhìn khác biệt, cùng sự sáng tạo. Từ đó làm phong phú hơn môi trường làm việc và tạo điểm nhấn cho doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
- Khả năng học hỏi và thích ứng nhanh: Fresher thường có khả năng học hỏi nhanh chóng và thích ứng với môi trường làm việc mới. Họ có thể nhanh chóng tiếp thu kiến thức mới, áp dụng vào công việc và đóng góp vào sự phát triển của công ty. Vì mong muốn trở thành nhân viên chính thức tại công ty nên họ sẽ có động lực và mục tiêu phấn đấu hơn các nhân viên khác rất nhiều lần.
Thách thức khi tuyển dụng Fresher là gì?
Bên cạnh những lợi ích phổ biến mà các doanh nghiệp sẽ có được khi tuyển Fresher, thì họ có thể đối mặt với một số hạn chế như sau:
- Thiếu kinh nghiệm và kỹ năng thực tế: Nhân viên mới thường có rất ít kinh nghiệm và kỹ năng thực tế trong công việc, điều này có thể làm giảm hiệu suất làm việc của phòng ban.
- Đào tạo và hỗ trợ: Công ty cần phải đầu tư thời gian và nguồn lực để đào tạo và hỗ trợ nhân viên mới, đặc biệt trong việc học hỏi và thích nghi với môi trường làm việc mới. Những quy định tại công ty cần được phổ biến và hướng dẫn tránh gây đến những phiền toái không mong muốn.
- Tăng chi phí đầu tư ban đầu: Việc đào tạo và hỗ trợ nhân viên mới có thể làm gia tăng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty, do thời gian đầu Fresher sẽ có thể mắc phải những sai lầm dẫn đến phát sinh chi phí chỉnh sửa.
- Khả năng thích nghi chậm: những nhân viên mới có thể mất thời gian để thích nghi với môi trường làm việc và đáp ứng kịp thời yêu cầu công việc.
Một số câu hỏi phổ biến liên quan đến Fresher là gì?
Lương là vấn đề quan trọng khi đi làm nhưng không phải là tất cả
Thuật ngữ này đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, nên có nhiều thắc mắc được đặc ra. Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến Fresher.
Lương của Fresher có thấp không?
Mức lương của một Fresher có thể dao động tùy thuộc vào chính sách của công ty, địa điểm kinh doanh và ngành nghề. Thông thường, mức lương cho Fresher trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam có thể từ 8-10 triệu mỗi tháng.
Tuy nhiên, vị trí Fresher thường tập trung vào việc tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng hơn là tập trung vào mức lương. Một số công ty có thể hỗ trợ mức lương thấp hơn cho vị trí này, với thỏa thuận về việc tăng lương khi Fresher có thái độ làm việc nghiêm túc và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, cũng như kỹ năng hơn.
Từ Fresher đến Senior cần bao lâu?
Để trở thành một nhân viên cấp cao cần thời gian và kinh nghiệm nhiều
Các vị trí trong doanh nghiệp có thể phân theo cách này là từ Intern đến Fresher tiếp đến là Junior và cao nhất là vị trí Senior. Do đó nếu đang ở vị trí Fresher thì mọi người cần phấn đấu để lên đến Junior, việc trở thành Junior không chỉ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm, mà còn phụ thuộc vào sự phát triển kỹ năng và kiến thức của bạn. Ngoài kiến thức chuyên môn, cũng quan trọng để phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.
Nếu đủ khả năng và có cơ hội thích hợp bạn sẽ được cân nhắc trở thành Senior. Đây là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ những người có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Người đảm nhận vị trí này thường đòi hỏi có khả năng lãnh đạo và làm việc độc lập, họ có thể giải quyết các vấn đề phức tạp một cách hiệu quả. Thời gian kinh nghiệm cụ thể để được coi là Senior có thể thay đổi, nhưng thường dao động từ 4 đến 5 năm trong một lĩnh vực cụ thể.
Vậy nếu muốn đi từ Fresher đến Senior mọi người cần rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn trong khoảng thời gian hơn 5 năm, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy đối tượng.
Trong bài viết này tech24 đã tổng hợp lại những thông tin liên quan đến khái niệm Fresher là gì?. Không ai sinh ra là hoàn hảo và biết tất thảy mọi thứ trên đời, do đó học hỏi không ngừng là việc cần thiết đối với mọi người. Cho dù bạn có là người ngốc nghếch đến mức nào, chỉ cần tích cực rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm chắc chắn bạn sẽ trở nên thành công trong lĩnh vực của mình.