Kênh kết nối

Rứa là gì? Ý nghĩa và cách dùng từ Rứa hợp lý

Khám phá | by Hoàng Ngọc Hùng

Một thắc mắc nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng đó là “rứa là gì?”. Đây là cách dùng của người miền Trung để nói “như thế à” hoặc “thế đó”.

Việt Nam chúng ta có ba miền Bắc, Trung, Nam là đều mà ai cũng đã biết. Mỗi vùng miền đều có những những bản sắc và phong tục tập quán riêng. Đặc biệt ngôn ngữ của mỗi miền luôn có sự độc đáo và nhận được nhiều sự quan tâm. Liệu rằng mọi người đã biết “rứa là gì?” ở miền Trung chưa. Nếu chưa hãy cùng tech24 khám phá từ thú vị này nhé!

Rứa là gì?

rua la gi 1 jpg

Cùng nhau đi tìm câu trả lời cho từ ngữ chuyên dùng để hỏi ở miền Trung

Đây là một từ ngữ địa phương, thường sử dụng trong giao tiếp hàng ngày ở các tỉnh thành miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam,... Ở những nơi có nhiều khách du lịch ghé tham quan hoặc khi giao dịch, mua bán với những người ở các tỉnh thành khác thì người dân sẽ ưu tiên sử dụng tiếng phổ thông để mọi người có thể dễ dàng giao tiếp. Đây đích thực là một từ đặc trưng mang đậm bản sắc vùng miền, dù là người khác có nhại theo cũng khó mà giống như người miền Trung chính gốc nói ra.

Ý nghĩa của từ “rứa” trong tiếng Nghệ An

rua la gi 2 jpg

Ý nghĩa đặc biệt của từ để hỏi được dùng khá phổ biến ở Nghệ An

Nghệ An là quê hương của Bác Hồ, nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa đặc biệt. Ngoài ra, Nghệ An còn có nhiều địa điểm du lịch khác như Bến Thủy, Cửa Lò, Kỳ Lừa, Khu du lịch biển Quỳnh Côi. Đặc biệt tiếng địa phương ở vùng này cũng khá thú vị và được dùng phổ biến. Như từ rứa được người dân xứ Nghệ nhắc đến với ý nghĩa là “thế”. Nếu người vùng khác nói là “Anh đi đâu thế?” thì người xứ Nghệ sẽ nói là “Anh đi đâu rứa?”, hai câu này ý nghĩa là môt, chỉ là cách dùng từ khác nhau thôi.

Ngoài ra tech24 cũng muốn giới thiệu thêm vơi với mọi người những từ địa phương mang đậm bản sắc của người miền Trung nói chung và người Nghệ An nói riêng như sa

  • Tê = Kia
  • Răng = Sao
  • Tề = Kìa
  • Hè = Nhỉ
  • Nớ = Đó
  • Chộ = Thấy
  • Chi = Gì
  • Cẳng = Chân
  • O = cô
  • Ả = chị
  • Hắn = nó, người đó

Cách dùng của từ rứa như thế nào?

Từ này được dùng với ý nghĩa rất đơn giản, đó là khi muốn hỏi một vấn đề gì đó. Đây là một từ đệm được dùng trong câu để nhấn mạnh câu nói, câu hỏi.

Ví dụ như:

  • Ăn cơm chưa rứa” câu này ý muốn hỏi người đối diện mình ăn cơm chưa thế?
  • Rứa á”: nghĩa là “thế đấy
  • Mần chi rứa?” ý muốn thắc mắc “ đang làm gì thế?

Do những thói quen và cách dùng từ xưa đến nay mà phương ngữ vẫn còn tồn tại và duy trì qua nhiều thế hệ. Do nhiều lý do nên mọi người di chuyển đến nhiều vùng khá khác nhau để làm ăn, sinh sống cùng vợ, chồng,...trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, từ này được lan truyền rộng rãi, giúp chúng trở nên gần gũi và quen thuộc hơn.

Chi mô răng rứa, mô tê răng rứa là gì?

rua la gi 3 jpg

Tìm hiểu những từ ngữ thường xuyên đi cùng với từ để hỏi này để được câu hoàn chỉnh

Từ địa phương nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng này, sẽ mang theo ý nghĩa đặc biệt khi đi chung với những từ khác nhằm ghép thành câu hoàn chỉnh. Dưới đây là một số câu điển hình và có thể nhiều người sẽ nhận ra vì đã từng nghe qua, nhưng chưa hiểu được hết ý nghĩa của nó.

  • : là một từ được dùng trong các câu hỏi, mang ý nghĩa ẩn dụ về nơi chốn, muốn hỏi ở đâu, nơi nào . Ví dụ: “bạn đi mô rứa?” thì có nghĩa là hỏi “bạn đi đâu thế?
  • : là một từ dùng để chỉ vị trí, có thể được hiểu là kia, đằng kia, đằng đó. Ví dụ: “cái tê là cái chi?”, có nghĩa là hỏi “cái kia là cái gì?” hoặc “ở ngay tê tề” có nghĩa là “ở ngay kia kìa
  • Răng: từ này mang ý nghĩa là “sao”, “thế nào”, “sao nào”, trong các câu hỏi thường nhật. Ví dụ: “cái ni mần răng?” là để hỏi “cái này làm sao”, “cái này làm thế nào?"
  • Chi: cũng là một từ dùng để đặt nghi vấn, có ý nghĩa là gì. Ví dụ: “bạn đang muốn lấy cái chi chi rứa ?” là đang muốn hỏi “bạn đang muốn lấy cái gì thế?

Sự phong phú và đặc trưng của ngôn ngữ miền Trung

rua la gi 4 jpg

Người dân tại mỗi vùng miền nước ta có ngôn ngữ rất đặc trưng

Ngôn ngữ địa phương ở miền Trung là một phần quan trọng mang đậm bản sắc văn hóa và nét độc đáo của nơi đây. Nó mang trong mình giá trị lịch sử, giáo dục, và nét độc đáo của con người và vùng đất.

Tuy nhiên vẫn có một số người có hành động và lời nói khá kỳ thị tiếng địa phương, vô cùng bất lịch sự. Khi chúng ta kỳ thị tiếng địa phương, chúng ta đang phủ nhận và xâm phạm quyền tự do ngôn ngữ và quyền tự do văn hóa của một cộng đồng.

Việc tôn trọng và bảo vệ ngôn ngữ địa phương là rất quan trọng để duy trì sự đa dạng văn hóa và xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng. Chúng ta nên khuyến khích việc học và sử dụng ngôn ngữ địa phương, đồng thời tôn trọng và đánh giá cao giá trị của nó.

Trong bài viết này tech24 đã tổng hợp chi tiết những nội dung liên quan đến thắc mắc "rứa là gì?". Việt Nam chúng ta có đến 54 dân tộc với 63 tỉnh thành, mỗi văn hóa ở vùng miền nào cũng đều đáng trân trọng và gìn giữ. Ông cha ta đã cố gắng truyền dạy đức tính yêu thương đồng bào, dân tộc cho con cháu, mong rằng đến thế hệ của chúng ta và cả sau này cũng sẽ giữ được truyền thống tốt đẹp đấy. Hy vọng rằng những nội dung này sẽ thật hữu ích với mọi người.